Điện thoại hỗ trợ 24/7
0989.222.333

Đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực trong những nghề thuộc xu hướng mới

Cập nhật: 10/02/2022 09:07 - Lượt xem: 954

https://www.tpa.com.vn/Đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam cần xây dựng chương trình đào tạo nghề theo xu hướng mới để góp phần xây dựng nguồn chất lượng lao động cao và từ đó phát triển kinh tế đất nước.
Những ưu thế của đất nước đang phát triển như nước ta chính là lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp sẽ không còn là ưu thế trong cuộc cách mạng 4.0.

 

Đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực chất lượng cao

Chương trình: “Đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ tư” hướng đến đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp.
Các lĩnh vực được ưu tiên như: công nghệ thông tin, công nghệ mới, các kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc tương lai.
Số lượng người học được đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người với ít nhất 120 người cho mỗi ngành nghề.
Đối tượng tham gia đào tạo là các học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đối tượng đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo gồm nhiều hoạt động như: đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng, gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động; xác định nghành nghề lao động, nhu cầu học tập; nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ chuyên môn, nhà giáo, cán bộ quản lý.

Những nghề thuộc xu hướng mới

Công nghiệp 4.0 yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó nguồn lao động của Việt Nam còn thiếu hụt về số lượng và kỹ năng tay nghề. Đặc biệt là trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa
Tại Việt Nam hiện nay, nhân lực trong các ngành nghề về trí tuệ nhân tạo, IoT, xe oto tự lái, robotic đang được săn lùng ráo riết và có mức lương “khủng”.
Những kỹ năng cần thiết cho người lao động để sẵn sàng tham gia cuộc cách mạng lần thứ 4: kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức.
Vì vậy, từ bây giờ, việc đào tạo, đào tạo lại và nâng cao nguồn nhân lực trong xu hướng nghề mới luôn là ưu tiên trong đào tạo nghề để phù hợp xu hướng công nghiệp 4.0, các trường nghề cần liên kết với các Công ty tự động hóa để phát triển.