Điện thoại hỗ trợ 24/7
0989.222.333

Các thiết bị trong đào tạo nghề “Tự động hóa” công nghiệp

Cập nhật: 16/08/2021 01:56 - Lượt xem: 1789

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hơn 50 trường đại học, cao đẳng với mã ngành đào tạo về tự động hóa, chưa kể đến số lượng các trung tâm dạy nghề trên cả nước, có thể khẳng định, nghề tự động hóa là một nghề rất “hot” hiện nay. Và để đào tạo nên các kỹ sư giỏi, việc đầu tư vào thiết bị dạy nghề tự động hóa là rất quan trọng

Việc đầu tư thiết bị hiện đại giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng đầu ra của sinh viên. Từ đó, giúp nâng cao kiến thức lý thuyết – cung cấp kiến thức thực hành, thúc đẩy sáng tạo, tránh nhàm chán trong các buổi học.

Các ưu điểm và lợi ích vượt trội khi sử dụng thiết bị đào tạo nghề tự động hóa trong giảng dạy và thực hành

1. Lợi ích mang đến cho sinh viên

Mọi kiến thức nằm trên sách vở thường là lý thuyết, đối với nhiều sinh viên khó “hấp thụ”. Thực hành với các công cụ trực quan bổ sung thêm kỹ năng và tư duy ngày càng phát triển.
Khi được thực hành, các phương pháp và quy trình lý thuyết được sinh viên nắm rõ hơn. Từ đó nuôi dưỡng sự quan tâm và yêu thích nhiều hơn của sinh viên đối với ngành tự động hóa. Ngoài ra, còn giúp sinh viên tương tác lẫn nhau và có nhiều sáng kiến hơn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó còn giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng, phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để có đầy đủ kỹ năng khi bước vào công việc thực tế.
Với việc được thực hành trên các thiết bị hiện đại,  sinh viên sẽ có nhiều kỹ năng hơn như: vận hành các thiết bị tự động của dây chuyền sản xuất, theo dõi hệ thống điều khiển, phát hiện sai sót để khắc phục kịp thời, vận hành, bảo trì hệ thống điện tự động, bảo dưỡng. 
Từ đó, cơ sở đào tạo sẽ tạo nên những kỹ sư chất lượng cao, với kỹ năng thực tế vượt trội do được trực tiếp học tập và thực hành trên các thiết bị đào tạo nghề tự động hóa tân tiến

2. Lợi ích mang đến cho giảng viên

Phương tiện dạy học là công cụ không thể thiếu ở bất kỳ cấp bậc học nào, đặc biệt đối với cấp đại học, cao đẳng, trung cấp hay dạy nghề. Đây là công cụ thiết yếu không thể thiếu được của giảng viên
Nội dung lý thuyết khi được thực hành trực tiếp trên các thiết bị dạy học tự động hóa sẽ giúp sinh viên thu nhận thông tin một cách sinh động, đầy đủ, chính xác, mở rộng và đào sâu tri thức đã lĩnh hội được.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, kiến thức được truyền thụ qua sách vở không hiệu quả bằng kiến thức được tận mắt sờ vào và thực hiện. Các thiết bị dạy nghề tự động hóa giúp sinh viên có thể sử dụng kiến thức thu nhận từ sách vở để ứng dụng với các công cụ sẵn có mà trường chuẩn bị.
Từ đó, bài giảng của giáo viên sẽ khoa học, chi tiết và đầy đủ hơn, có thể dễ tiếp cận đối với sinh viên hơn.

3. Lợi ích mang đến cho nhà trường

Việc kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành từ các thiết bị dạy nghề giúp chất lượng đầu ra của sinh viên ngày càng được nâng cao. Rõ ràng, khi trình độ của sinh viên tăng lên sẽ nhận được sự đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng. Đó là thước đo tốt nhất đánh giá chất lượng dạy và học của một cơ sở đào tạo.
Với những ưu điểm như trên thì thứ hạng của trường về đào tạo nghề tự động hóa trong các trường kỹ thuật sẽ tăng hạng và được nhiều học sinh theo học, lựa chọn. Điều này là động lực chính phát triển và nâng cao vị thế của cơ sở đào tạo.

Các nguyên tắc giúp việc sử dụng các thiết bị đào tạo nghề hiệu quả hơn

- Sử dụng đúng thời điểm: thời điểm để sinh viên có thể tiếp cận với thiết bị là khi đã được học lý thuyết. Lúc này, sinh viên có hứng thú và hiểu về bài học để tiếp xúc với công cụ thực tiễn. Nếu sớm hay muộn quá sẽ chán và không hứng thú dẫn tới tốn kém thời gian và tiền bạc của trường và thầy cô
- Mức độ và tần suất phù hợp: Ở tầng kiến thức nào thì giảng viên cần đào tạo ở tầng thực hành đó để sinh viên tiếp thu tốt nhất
- Đảm bảo an toàn: cần đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị điện và thiết bị dễ cháy nổ trong khi sử dụng
- Các thiết bị đào tạo nghề tự động hóa cần đạt yêu cầu về thực tiễn, bắt kịp với công nghệ và chính xác
- Giảng viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức và có những phương pháp dạy tối ưu để nâng cao nguồn nhân lực khi ra trường

Các thiết bị đào tạo nghề tự động hóa công nghiệp TPA cung cấp:

1.     Bộ thực hành lập trình PLC

Sinh viên đạt được nhiều kiến thức như: Nhận biết cấu trúc phần cứng của CPU S7-1500; biết cách đấu nối cấp nguồn, tín hiệu I/O; biết cách khai báo phần cứng và cấu hình PLC S7-1500; biết viết chương trình cho PLC S7-1500 với các chức năng: logic, Timer, Counter, các lệnh toán học cơ bản, xử lý ngắt, lập trình thời gian thực, nhận diện tín hiệu vào ở analog input và xuất giá trị tín hiệu đầu ra cho analog output.
TPA cung cấp các bộ thực hành PCL như:
Bộ thực hành lập trình PLC S7 – 1200 - AT.A0391
Bộ thực hành lập trình PLC S7 - 1500 Compact 1511C-1PN - AT.A2010
Bộ thực hành lập trình PLC S7 - 1500 CPU 1516-3PN/DP - AT.A2001
Bộ thực hành lập trình PLC S7 - 300 - AT.A0104
Bộ thực hành lập trình PLC Mitsubishi - AT.A4004
Bộ thực hành lập trình PLC Omron - AT.A3305
Bộ thực hành lập trình PLC Schneider AT.A5001
Bộ đào tạo lập trình PLC giám sát và điều khiển hệ thống xử lý quá trình (thiết bị kết nối PC-PLC mô phỏng thời gian thực) IE.A0004

2.     Bộ thực hành lập trình Logo V8 AT.A1781

Sinh viên đạt được nhiều kiến thức và có cơ hội thực hành như: Nhận biết cấu trúc phần cứng của bộ lập trình LOGO; biết cách đấu nối cấp nguồn, đấu vào ra số, đầu vào ra tương tự của PLC LOGO; biết viết chương trình cho PLC LOGO với các chức năng: logic, Timer, Counter, nhận diện tín hiệu vào ở analog input.

3.     Bộ thực hành lập trình EASY MOELLER AT.A2201

Sinh viên đạt được nhiều kiến thức và có cơ hội thực hành như: Nhận biết cấu trúc phần cứng của bộ lập trình EASY; biết cách đấu nối cấp nguồn, đấu vào ra số, đầu vào ra tương tự của PLC EASY; biết viết chương trình cho PLC EASY với các chức năng: logic, Timer, Counter, nhận diện tín hiệu vào ở analog input.

4.     Bộ thực hành lập trình Zen - AT.A3603

Sinh viên đạt được nhiều kiến thức và có cơ hội thực hành như: Nhận biết cấu trúc phần cứng của bộ lập trình ZEN; biết cách đấu nối cấp nguồn, đấu vào ra số, đầu vào ra tương tự của PLC ZEN; biết viết chương trình cho PLC ZEN với các chức năng: logic, Timer, Counter, nhận diện tín hiệu vào ở analog input.

5.     Bộ thực hành mạng truyền thông

Sinh viên đạt được nhiều kiến thức và có cơ hội thực hành như: thực hành lập trình; thực hành viết giao diện cho màn hình HMI; thực hành truyền thông.

TPA cung cấp các bộ thực hành truyền thông như:

Bộ thực hành mạng truyền thông Ethercat - AT.A009

Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp - AT.A0801

​Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp Profibus AT.A0803

Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp ASI - AT.A0804

​Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp Modbus - AT.A0805

Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp CC-link AT.A0110

Bộ thực hành mạng truyền thông công nghiệp DeviceNet AT.C0001

6.     Module đào tạo màn hình giao diện Người – Máy

Module đào tạo màn hình giao diện Người - Máy (Cho PLC Siemen) - TPAD.A6045

Module đào tạo màn hình giao diện Người - Máy (Cho PLC Mitsubishi) - TPAD.A6500

Module đào tạo màn hình giao diện Người - Máy (Cho PLC Omron) TPAD.A6400

7. Hệ thống đào tạo DCS